Tiếp nối thành công của “Biết người biết ta” mùa trước (năm 2021), chương trình lần này tiếp tục cung cấp kiến thức nền tảng và hướng dẫn thực hành văn hóa, nhằm tìm hiểu các đặc tính văn hóa – lịch sử Việt Nam như một cách để hiểu về chính mình (ảnh hưởng của văn hóa lên tư duy, tình cảm, hành động)

Chương trình “Biết người biết ta”, do Hiếu Văn Ngư – Cultura Fish biên soạn, thuộc Module 1 – “Nuôi dưỡng thân tâm” của dự án The Soil Project. Tiếp nối thành công của “Biết người biết ta” mùa trước (năm 2021), chương trình lần này tiếp tục cung cấp kiến thức nền tảng và hướng dẫn thực hành văn hóa, nhằm tìm hiểu các đặc tính văn hóa – lịch sử Việt Nam như một cách để hiểu về chính mình (ảnh hưởng của văn hóa lên tư duy, tình cảm, hành động). Đồng thời, học viên có cơ hội trải nghiệp fieldtrip, học dân ca, vẽ mặt hát bội,… để thêm hành trang trở thành công dân thế giới. 

  • Thời gian: Các workshop/ buổi học được chia đều vào các buổi tối và ban ngày từ 10/03 – 18/03/2023
  • Địa điểm: Các buổi lý thuyết diễn ra tại Cái Tổ Nhỏ, 193/31 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM; các chương trình workshop/ fieldtrip sẽ được thông báo địa điểm sau.

CẤU TRÚC VÀ CHI PHÍ CHƯƠNG TRÌNH

(Tải đề cương lớp bằng cách click tại đây

Lưu ý: Chương trình có thể ngưng nhận đăng ký nếu đã đạt số lượng tối đa cho mỗi học phần. 

  1. Học phần “Tổng quan văn hóa Việt Nam” (900.000 VNĐ)
  2. Học phần ” Hát bội 101″ (1.000.000 VNĐ)
  3. Học phần “Dân ca Nam Bộ” (300.000 VNĐ)
  4. Học phần “Truyện thơ Lục Vân Tiên” (600.000 VNĐ)
  5. Học phần “Lịch sử cá nhân & tìm hiểu về người Hoa Chợ Lớn”
  6. Học phần “Nghi lễ” (300.000 VNĐ)
  7. Workshop “Thưởng thức cà phê” (600.000 VNĐ)

Thời khóa biểu chương trình “Biết người biết ta”

1. Học phần “Tổng quan văn hóa Việt Nam” (900.000 VNĐ)

  • Buổi 1 (18.00- 21.00 Thứ Sáu ngày 10/03): Tổng quan văn hóa Việt Nam (Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa làng) 
  • Buổi 2 (18.00 – 21.00 Thứ Năm ngày 16/03): Phượt trên cánh đồng dân tộc học (hành trang trên đường khám phá; trường hợp (case study) người Hoa và các tộc người bản địa cao nguyên)
  • Buổi 3 (18.00 – 21.00 Thứ Sáu ngày 17/03): Âm nhạc truyền thống ba miền (dân gian, thính phòng, ca kịch)

Người hướng dẫn: Nhà nghiên cứu Lê Hải Đăng: Học âm nhạc từ năm 9 tuổi, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội năm 1996 với hai chuyên ngành Lý luận và Guitar. Anh từng đảm nhận vị trí Trưởng ban Văn hóa Cổ truyền, Trưởng ban Di sản Văn hóa – Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại TP. HCM, có nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu dân ca, văn hóa nghệ thuật dân gian, truyền thống. Anh Lê Hải Đăng đã từng làm diễn giả cho nhiều dự án văn hóa liên quan đến âm nhạc truyền thống như Diễn xướng Nam Bộ (Đối thoại văn hóa Cộng đồng CCD), chương trình giao lưu âm nhạc giữa Việt Nam và Đài Loan.

2. Học phần ” Hát bội 101″  (1.000.000 VNĐ)

  • Buổi 1 (18.00 – 21.00 Thứ Ba ngày 14/03): Lược sử hát bội Việt Nam 
  • Buổi 2 (18.00 – 21.00 Thứ Tư ngày 15/03): Các kiểu nhân vật hát bội điển hình. 
  • Buổi 3 (13.30 – 16.30 Thứ Bảy ngày 11/03) : Thực hành hát bội tại Nhà Hát Nghệ thuật Hát Bội TP.HCM

Người hướng dẫn: Thạc sĩ – Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm: Tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, NNC Vương Hoài Lâm đã có nhiều tham luận, bài báo về các loại hình sân khấu cổ truyền miền Nam như hát bội, cải lương. Hiện tại, NNC Vương Hoài Lâm đang giảng dạy bộ môn văn tại TP.HCM và anh luôn nỗ lực để đưa các chất liệu diễn xướng truyền thống đến với học trò.

3. Học phần “Dân ca Nam Bộ” (300.000 VNĐ)

Thời gian: Thứ bảy (11/03/2023, 13h30 -16h30) Thực hành các hình thức âm nhạc dân gian Nam Bộ như hát ru, hò, lý.

Người hướng dẫn: Tài tử Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Song Oanh: thuộc khóa đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (Nay là Đại học sân khấu – điện ảnh TP.HCM). Hai tài tử cũng là thành viên của CLB Đờn ca tài tử Tám Danh (Hội di sản Tp.HCM), từng đi giao lưu đờn ca tài tử ở nhiều tỉnh thành, hỗ trợ các bạn sinh viên trường đại học Văn hóa, dạy đờn kìm và ca cổ cho người trẻ. Đặc biệt, tài tử Sáu Hưng còn là người sáng lập Ban đờn ca tài tử Sáu Hưng – nhóm nghệ sĩ chính của chuỗi chương trình “Diễn xướng Nam Bộ” và minh họa cho sách “Đường vào Đờn ca tài tử”.

4. Học phần “Truyện thơ Lục Vân Tiên” (600.000 VNĐ)

  • Buổi 1 (13h30 – 16h30 Thứ Hai ngày 13/03) : Thực hành nói thơ Vân Tiên
  • Buổi 2 (18.00 – 21.00 Thứ Hai ngày 13/03) : Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm truyện thơ “Lục Vân Tiên”

Người hướng dẫn:

  • Thạc sĩ – Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm (phần lý thuyết, buổi 2)
  • Nghệ sĩ Sáu Hưng – Song Oanh (phần thực hành, buổi 1)

5. Học phần “Lịch sử cá nhân & tìm hiểu về người Hoa Chợ Lớn”

  • Buổi 1 (18.00 – 21.00 Thứ Bảy 11/03) : Cách “giải mã” một vùng đất theo góc nhìn của anh hướng dẫn viên; là người Hoa có nghĩa là gì? | 300.000 VNĐ
  • Buổi 2: Fieldtrip (từ 8.00 – 16h30 Chủ Nhật 12/03): Cholon by day – Khám phá văn hóa người Hoa (kiến trúc, tâm linh, ẩm thực) | 750.000 VNĐ (Đặc biệt: Miễn phí buổi lý thuyết (buổi 1) nếu đăng ký field trip)

Người hướng dẫn: Lương Chí Cường: Anh là người Hoa (Quảng Đông), được biết đến với vai trò là người dẫn dắt của tour “Kể chuyện Chợ Lớn” (Travelearn) thực hiện từ năm 2015 – 2020. Bên cạnh đó, anh Lương Chí Cường còn tự mình tìm hiểu lịch sử – văn hóa các nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và chia sẻ với du khách trong lúc dẫn tour. Với kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài, bản sắc “người Hoa” và niềm đam mê với văn hóa – lịch sử, anh Lương Chí Cường sẽ dẫn dắt chúng ta tìm hiểu về người Hoa tại miền Nam và trip Chợ Lớn thú vị.

6. Học phần “Nghi lễ” (300.000 VNĐ)

Thời gian: Thứ bảy (18/03/2023, 8.00 -11.00): Fieldtrip cùng học trò lễ, tìm hiểu về nghi thức cúng bái trong đình. 

*Gợi ý: học viên có thể cân nhắc buổi 01 của học phần “Tổng quan văn hóa Việt Nam” để có thể hiểu sâu hơn về nghi lễ và đình làng trong văn hóa Việt.

Người hướng dẫn: Lê Bá Thông: Hiện đang làm việc trong ngành dược phẩm, đồng thời anh Lê Bá Thông còn là “người tiếp nối truyền thống gia đình”. Ngay từ nhỏ anh đã được tham gia những buổi cúng đình ở quê hương và từ đó nghi lễ đã gắn bó với anh. Từ đó, anh đam mê tìm hiểu và gặp gỡ các bậc Trưởng Lão trong nghi lễ để có đầy đủ kiến thức và nghi lễ cổ truyền Nam Bộ. Hiện tại anh luôn tích cực học hỏi đồng thời tham gia tế lễ tại một số đình tại HCM như Đình Nam Chơn; Đình Nhơn Hoà; Lăng Võ Di Nguy. Anh Bá Thông mong sau buổi thực tế này các bạn sẽ hiểu chức năng của tín ngưỡng của người Nam Bộ và chức năng của ngôi đình gắn liền với công cuộc khai khẩn vùng đất Phương Nam

7. Workshop “Thưởng thức cà phê” (600.000 VNĐ)

Thời gian: Thứ sáu (17/03/2023, 13h30 – 16h30) Workshop: Tìm hiểu về cây cà phê ở Việt Nam: những câu chuyện “trong nghề”. Trò chuyện cùng barista và học cách pha cà phê thủ công. 

Người hướng dẫn: Barista Lê Hữu Phước: Với vai trò nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại Rich Products Vietnam, anh Lê Hữu Phước liên tục sáng tạo cùng các nguyên liệu để cho ra các công thức pha chế hấp dẫn. Anh còn là Á Quân World Signature Battle tại Hàn Quốc (Năm 2018) với nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về cà phê: 2 năm rang cà phê chuyên nghiệp, 5 năm là trainer cho Lavaza Italian Coffee và 10 năm pha cà phê.   

*ƯU ĐÃI KHI THAM GIA TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH: 3.500.000 VNĐ (thay vì 4.700.000 VNĐ nếu tham gia từng học phần lẻ) 

*Nếu bạn chỉ muốn tham gia một vài buổi workshop nhất định, vui lòng liên lạc Hiếu Văn Ngư qua thông tin bên dưới để được trao đổi hỗ trợ 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • Hiếu Văn Ngư – Cultura Fish
  • The Soil Project