Mùa 3 với chủ đề “Du ngoạn trong không gian và thời gian văn hoá” đã được “làm mới” để vừa tiếp nối các mùa “Biết ta biết ta” trước đó và mang đến cho học viên những trải nghiệm sâu sắc

Chương trình “Biết người biết ta” do Hiếu Văn Ngư biên soạn gồm chuỗi các bài giảng và workshop nhằm tìm hiểu các đặc tính văn hóa – lịch sử Việt Nam như một cách để hiểu về chính mình (biết ta) và có “hành trang” để trở thành công dân toàn cầu (biết người). 

Mùa 3 với chủ đề “Du ngoạn trong không gian và thời gian văn hoá” đã được “làm mới” để vừa tiếp nối các mùa “Biết ta biết ta” trước đó và mang đến cho học viên những trải nghiệm sâu sắc thông qua các nội dung về tổng quan văn hoá Việt Nam, thường thức nghệ thuật biểu diễn – diễn xướng truyền thống, thực hành vũ đạo hát bội, thực hành dân ca Nam Bộ, tìm hiểu và thực hành làm bánh mì Việt Nam, vv. 

  • Thời gian: Từ ngày 04/11 đến ngày 18/11/2023 
  • Địa điểm: Các buổi lý thuyết diễn ra tại Cái Tổ Nhỏ, 193/31 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM; các buổi workshop sẽ được thông báo địa điểm sau.
  • Link đăng ký: https://forms.gle/VSJLzh6SKzDa9QQDA 

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH 

(Chương trình có thể ngưng nhận đăng ký nếu đã đạt số lượng tối đa cho mỗi học phần). 

1. Học phần “Tổng quan văn hoá Việt Nam”: Gồm 04 buổi thảo luận chuyên sâu

  • DU NGOẠN TRONG THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA:
    • Lịch pháp truyền thống và các cột mốc trong năm
    • Sự dịch chuyển ý niệm thời gian từ xã hội truyền thống sang hiện đại
    • Không gian văn hóa hữu hình
    • Không gian văn hóa vô hình
  • THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG: đình, chùa, miếu, phủ, nhà thờ. 
  • TIẾNG VIỆT – NGƯỜI VIỆT – LÀNG VIỆT – NƯỚC VIỆT
  • KỊCH HÁT TRUYỀN THỐNG & SÂN KHẤU ƯỚC LỆ: Chèo; Tuồng (Hát bội); Cải lương 
  • DÂN CA BA MIỀN: Từ Bắc vô Nam; Từ bé đến lớn; Thực hành âm nhạc qua trường ca “Hòn vọng phu” (dự kiến) 

Người hướng dẫn: Nhà nghiên cứu Lê Hải Đăng: Học âm nhạc từ năm 9 tuổi, tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội năm 1996 với hai chuyên ngành Lý luận và Guitar. Anh từng đảm nhận vị trí Trưởng ban Văn hóa Cổ truyền, Trưởng ban Di sản Văn hóa – Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật tại TP. HCM, có nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu dân ca, văn hóa nghệ thuật dân gian, truyền thống. Anh Lê Hải Đăng đã từng làm diễn giả cho nhiều dự án văn hóa liên quan đến âm nhạc truyền thống như Diễn xướng Nam Bộ (Đối thoại văn hóa Cộng đồng CCD), các chương trình giao lưu âm nhạc giữa Việt Nam và Đài Loan, dự án “Phong hoa ca vịnh”. 

  • Thời gian: 18h30 đến 21h00, thứ ba và thứ bảy, bắt đầu từ 04/11/2023.
  • Học phí: 1.250.000 VNĐ.
  • Ưu đãi cho đăng ký sớm (Trước 03/11/2023): 1.080.000 VNĐ

2. Học phần “Thường thức nghệ thuật biểu diễn – diễn xướng truyền thống” gồm 05 buổi thảo luận chuyên sâu và thực hành cho mỗi buổi

  • Buổi 1: Từ muôn mọi nẻo đường tư duy: 
    • Nguyên lý chung về tư duy kịch (tư duy NT biểu diễn/sân khấu)
    • Cơ sở của việc tưởng thức/sáng tạo tác phẩm kịch (biểu diễn/sân khấu)
    • Thực hành
  • Buổi 2: Cổ kim sân khấu Việt:
    • Đôi nét về các loại hình sân khấu từ truyền thống đến hiện đại
    • Thực hành trích đoạn cải lương “Lục Vân Tiên”.
  • Buổi 3: Hiểu về hát bội – Từ góc nhìn kịch bản:
    • Giới thiệu về nội dung, chuyện kể hát bội
    • Thực hành xem trích đoạn, đúc rút thông qua việc hệ thống bằng sơ đồ tư duy.
  • Buổi 4: Hiểu về hát bội – Từ góc nhìn kỹ thuật biểu hiện: 
    • Tìm hiểu các kỹ thuật biểu hiện (hóa trang, hát-nói)
    • Thực hành trải nghiệm kỹ năng hát-nói
  • Buổi 5:
    • Về “ký hiệu quyển” trong ngôn ngữ hóa trang sân khấu hát bội và cải lương tuồng cổ
    • Thực hành trải nghiệm hóa trang hát bội trên mặt nạ giấy bồi

Người hướng dẫn: Thạc sĩ – Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm: Tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, NNC Vương Hoài Lâm đã có nhiều tham luận, bài báo về các loại hình sân khấu cổ truyền miền Nam như hát bội, cải lương. Hiện tại, NNC Vương Hoài Lâm đang giảng dạy bộ môn văn tại TP.HCM và anh luôn nỗ lực để đưa các chất liệu diễn xướng truyền thống đến với học sinh. 

  • Thời gian: 18h30 – 21h00, thứ hai, thứ tư, thứ sáu, bắt đầu từ 06/11 đến 17/11/2023 (trừ ngày 10/11/2023)
  • Học phí: 1.500.000 VNĐ. 
  • Ưu đãi cho đăng ký sớm (Trước 05/11/2023): 1.350.000 VNĐ 

3. Workshop “Dân ca Nam Bộ” 

Thực hành các hình thức âm nhạc dân gian Nam Bộ như hát ru, hò, lý. 

Người hướng dẫn: Tài tử Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Song Oanh: thuộc khóa đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (Nay là Đại học sân khấu – điện ảnh TP.HCM). Hai tài tử cũng là thành viên của CLB Đờn ca tài tử Tám Danh (Hội di sản Tp.HCM), từng đi giao lưu đờn ca tài tử ở nhiều tỉnh thành, hỗ trợ các bạn sinh viên trường đại học Văn hóa, dạy đờn kìm và ca cổ cho người trẻ. Đặc biệt, tài tử Sáu Hưng còn là người sáng lập Ban đờn ca tài tử Sáu Hưng – nhóm nghệ sĩ chính của chuỗi chương trình “Diễn xướng Nam Bộ”, minh họa cho sách “Đường vào Đờn ca tài tử”, nghệ sĩ cho dự án “Phong hoa ca vịnh”. 

  • Thời gian: (Nội dung các bài bản của hai buổi khác nhau)
    • Buổi 1: Từ 14h00 – 17h00, thứ bảy ngày 04/11/2023
    • Buổi 2: Từ 14h00 – 17h00, chủ nhật ngày 12/11/2023
  • Học phí: 250.000 VNĐ/ buổi
  • Ưu đãi cho đăng ký sớm (Trước 03/11/2023): 200.000 VNĐ

4. Workshop “Vũ đạo hát bội” 

Workshop hướng dẫn học viên thực hành một số kỹ thuật vũ đạo đơn giản của sân khấu hát bội; từ đó vận dụng để sáng tạo những tiểu phẩm mới có ứng dụng chất liệu truyền thống. 

Người hướng dẫn: Diễn viên Nhà hát Nghệ thuật hát bội Thành phố Hồ Chí Minh. 

  • Thời gian: 08h30 – 11h30, thứ bảy 11/11/2023. 
  • Học phí: 600.000 VNĐ. 
  • Ưu đãi cho đăng ký sớm (Trước 09/11/2023): 500.000 VNĐ

5. Phòng lab táy máy: khi thợ lành nghề và fan khoa học kể chuyện bánh mì

Chương trình workshop – kể chuyện dành cho gia đình (phụ huynh và trẻ từ 6 tuổi) với chủ đề bánh mì Việt Nam. 

Bánh mì Việt Nam như chúng ta thấy ngày nay được cho là có liên quan đến bánh baguette do người Pháp mang sang nước ta hồi thế kỷ 20. Trải qua thời gian lịch sử, bánh mì từ một món “ngoại lai” đã “hoà nhập” với văn hoá bản địa và trở thành một trong những niềm tự hào về ẩm thực của Việt Nam. Chương trình “Phòng lab táy máy: khi thợ lành nghề và fan khoa học kể chuyện bánh mì” gồm phần thực hành làm bánh mì Việt Nam, nghe kể chuyện bánh mì qua lăng kính lịch sử, khoa học. 

Người hướng dẫn: 

  • Diệp Đại Liên Bảo: Từng có thời gian hơn 12 năm làm bánh mì ở lò bánh gia đình, có thể làm nhiều loại bánh mì khác nhau. 
  • Hà Thúc Đức Tùng: Người kể chuyện khoa học cho thiếu nhi, chuyên ngành công nghệ sinh học phân tử. 
  • Võ Trung Hậu: Người kể chuyện khoa học cho thiếu nhi, chuyên ngành công nghệ thực phẩm. 

Thời gian: 08h30 – 12h00, thứ bảy, ngày 18/11/2023. 

Học phí: 700.000 VNĐ/ combo (gồm 01 phụ huynh và 01 trẻ em). 

Ưu đãi cho đăng ký sớm (Trước 15/11/2023): 600.000 VNĐ

———————————–

LINK ĐĂNG KÝ: 

———————————–

*CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN HỌC TỪ “HIẾU VĂN NGƯ” 

  • Trọn khoá: Giảm còn 3.490.000 VNĐ khi đăng ký trọn khoá “Biết người biết ta” (Tổng chi phí của chương trình khi chưa giảm là 4.550.000 VNĐ).  
  • Nhóm bạn cùng tiến: Tặng thêm 01 gói trọn khoá “Biết người biết ta” với 05 đăng ký trọn khoá. 

———————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Để được hỗ trợ bất kỳ vấn đề gì về chương trình, vui lòng liên hệ: 

Hà Thúc Đức Tùng | [email protected] | Số điện thoại: 0934 848 800

November 4, 2023 10:00 am - November 18, 2023 9:00 pm
Cái Tổ Nhỏ, 193/31 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM